Fpt Shop

Trong gần 48.000giáo viêntrên địa bàn tỉnh Thanh H& ole777

【ole777】Những người thầy đặc biệt ở xứ Thanh

Trong gần 48.000 giáo viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,ữngngườithầyđặcbiệtởxứole777 có nhiều giáo viên hoàn cảnh không được may mắn, có người khuyết tật tay, khuyết tật chân, thậm chí khuyết tật cả chân lẫn tay. Nhưng bằng tình yêu nghề, yêu học trò, họ đang nỗ lực từng ngày cần mẫn truyền thụ kiến thức cho học sinh, âm thầm tận hiến cho sự nghiệp trồng người.

Những giáo viên khuyết tật cần mẫn gieo chữ - Ảnh 1.

Cô giáo Lê Thị Thắm, giáo viên Trường tiểu học - THCS Đông Thịnh (xã Đông Thịnh, H.Đông Sơn, Thanh Hóa) là một tấm gương sáng về nỗ lực vượt lên số phận

MINH HẢI

Những giáo viên khuyết tật cần mẫn gieo chữ - Ảnh 2.

Khi sinh ra, chị Lê Thị Thắm không có 2 tay, bị nhiều bệnh, cơ thể phát triển không bình thường. Vượt qua bệnh tật, chị Thắm đã tập viết bằng chân, theo học và học tốt ngành sư phạm tiếng Anh của Trường ĐH Hồng Đức. Sau khi tốt nghiệp ra trường, chị Thắm trở về nhà mở lớp dạy học miễn phí cho trẻ em trong thôn, trong xã.

MINH HẢI

Những giáo viên khuyết tật cần mẫn gieo chữ - Ảnh 3.

Ngày 9.6, trong lễ kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11.6.1948 – 11.6.2023), chị Lê Thị Thắm là một trong những gương điển hình tiên tiến về học tập Bác, và đã có bài phát biểu hết sức cảm động nói về quá trình học tập, sau khi tốt nghiệp đã trở về quê nhà dạy học miễn phí và có mong muốn được làm giáo viên. Từ bài phát biểu và ước nguyện trở thành giáo viên, tỉnh Thanh Hóa đã quyết định tuyển dụng giáo viên tiếng Anh đối với cô giáo Lê Thị Thắm kể từ ngày 1.8, và phân công dạy học tại Trường tiểu học - THCS Đông Thịnh.

MINH HẢI

Những giáo viên khuyết tật cần mẫn gieo chữ - Ảnh 4.

Được gọi là "người thầy giáo đặc biệt của lớp học đặc biệt", thầy giáo Lê Thanh Tùng (ngụ P.Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa, Thanh Hóa), giáo viên dạy môn tin học ở Trường trung cấp nghề thanh thiếu niên khuyết tật, đặc biệt khó khăn Thanh Hóa, đã vượt lên số phận, đưa con chữ, kiến thức đến với những thanh thiếu niên kém may mắn

MINH HẢI

Những giáo viên khuyết tật cần mẫn gieo chữ - Ảnh 5.

Khi chào đời, Lê Thanh Tùng đã bị khuyết tật cả 2 chân. Dù đôi chân yếu ớt, đứng không vững, thường xuyên bị trượt ngã, nhưng từ nhỏ cậu học trò Lê Thanh Tùng đã ham học. Sau nhiều năm nỗ lực, cuối cùng Tùng cũng tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Vinh. Sau khi ra trường, Tùng xin vào làm tại một công ty tư nhân được 2 năm thì chuyển về làm giáo viên dạy môn tin học của Trường trung cấp nghề thanh thiếu niên khuyết tật, đặc biệt khó khăn Thanh Hóa. Hành trình nhiều năm dạy học cho các em học sinh khuyết tật đặc biệt, thầy Tùng đã giúp cho những thanh thiếu niên thiếu may mắn vững tin hơn trong cuộc sống, có người còn tìm kiếm được việc làm...

MINH HẢI

Những giáo viên khuyết tật cần mẫn gieo chữ - Ảnh 6.

"Những em học sinh tôi dạy, là những học sinh khuyết tật đặc biệt, hoặc những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nên việc dạy học khó khăn hơn rất nhiều so với học sinh bình thường. Niềm vui, cũng là động viên lớn rất lớn đối với tôi là có nhiều học sinh tôi dạy đã kiếm được việc làm, tự nuôi sống bản thân mình", thầy Tùng nói.

MINH HẢI

Những giáo viên khuyết tật cần mẫn gieo chữ - Ảnh 7.

Ở Trường THCS Đa Lộc của xã ven biển Đa Lộc (H.Hậu Lộc, Thanh Hóa), thầy giáo Đào Thanh Hương là một tấm gương tự vượt lên số phận, trở thành người đóng góp hữu ích cho sự nghiệp giáo dục

MINH HẢI

Những giáo viên khuyết tật cần mẫn gieo chữ - Ảnh 8.

Sinh ra đã không có bàn tay trái và không có đôi bàn chân, nhưng không vì thế mà cậu bé Đào Thanh Hương không dám đến trường. Khi thi vào đại học, cậu học trò Đào Thanh Hương còn bị từ chối học ngành sư phạm, bởi khi đó nhà trường cho rằng những khiếm khuyết trên cơ thể anh sẽ khiến anh khó khăn khi giảng dạy.

MINH HẢI

Những giáo viên khuyết tật cần mẫn gieo chữ - Ảnh 9.

Bằng nghị lực của mình, cậu học trò Đào Thanh Hương đã viết thư gửi cho Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa ngày đó với mong mỏi được học ngành sư phạm và bản thân hoàn toàn có thể học tốt. Nguyện vọng của Hương đã được chấp nhận và anh được theo học ngành sư phạm văn. Ra trường với kết quả học tập tốt, anh đã trở về quê hương dạy học cho các em nhỏ ở Trường THCS Đa Lộc cho đến nay.

MINH HẢI

Những giáo viên khuyết tật cần mẫn gieo chữ - Ảnh 10.

25 năm làm giáo viên, đến nay, thầy giáo Đào Thanh Hương đã trở thành một trong những giáo viên tiêu biểu của trường, của H.Hậu Lộc. "Những khiếm khuyết trên cơ thể sẽ không còn là rào cản khi mỗi chúng ta biết quyết tâm, nỗ lực vượt qua. Nhiều lúc tôi cũng cảm thấy nản lòng, nhưng rồi chính những lúc khó khăn đó mà mình vượt qua được thì về sau sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều lần", thầy giáo Hương chia sẻ.

MINH HẢI

Những giáo viên khuyết tật cần mẫn gieo chữ - Ảnh 11.

Không chỉ là giáo viên giỏi về chuyên môn, nhiều năm qua, vợ chồng thầy giáo Đào Thanh Hương (vợ thầy Hương cũng là giáo viên của Trường THCS Đa Lộc) đã thành lập quỹ khuyến học để hỗ trợ, động viên những học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Năm 2007, thầy giáo Đào Thanh Hương là một trong 16 gương mặt "Đoàn viên ưu tú học tập và làm theo lời Bác", được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen.

MINH HẢI


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap